Biến chứng loét bàn chân do bệnh đái tháo đường
Các biến chứng chân do đái tháo đường như biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân là những nguyên nhân chủ yếu nhất trong nhóm các nguyên nhân không phải chấn thương gây cắt cụt ở các nước phát triển. Theo thống kê có 5-7% bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng loét bàn chân và nguy cơ cắt cụt chân ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15-46 lần so với người không bị bệnh.
Bên cạnh đó biến chứng loét bàn chân ở bệnh đái tháo đường còn do một nguyên nhân khác như béo phì làm tăng áp lực lên bàn chân, giảm thị lực làm bệnh nhân dễ gãy gây tổn thương bàn chân và khó phát triển, những biến đổi trên bàn chân, kiểm soát đường huyết kém hoặc bệnh nhân mắc kèm gây giảm protein nên vết thương khó lành, rối loạn mỡ máu gây xơ vữa các động mạch cấp máu cho chân. Đi giày tất không phù hợp sẽ gây tổn thương cho bàn chân. Cuối cùng, những người có tiền sử bị loét chân hoặc cắt cụt chân thì nguy cơ tiếp tục bị loét chân cũng sẽ tăng lên.
Tìm hiểu biến chứng bàn chân do bệnh đái tháo đường
Biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là một trong những biến chứng khá nguy hiểm. Nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì nguy cơ phải cắt cụt chi là điều khó tránh khỏi. Vậy làm cách nào để có thể đề phòng và hạn chế tối đa biến chứng này, chúng tôi có buổi trao đổi với Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trần Kiên, Trưởng Khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương:
Vâng thưa bác sĩ, hiện nay tỷ lệ người bệnh bị đái tháo đường, bị biến chứng là chiếm bao nhiều phần trăm. Trong đó thì biến chứng bàn chân có tỷ lệ ra sao ạ?
Đối với bệnh đái tháo đường thì biến chứng vào nhiều cơ quan, trong đó có 2 biến chứng chính là biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ.
Biến chứng mạch máu lớn là bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, có thể là nhồi máu cơ tìm, có thể tai biến mạch máu não, có thể có bệnh động mạch chi dưới làm tắc hẹp và gây ra loét bàn chân.Biến chứng mạch máu nhỏ có thể tổn thương các cơ quan đích như biến chứng về thận, bệnh cầu thận đái tháo đường, biến chứng về mắt, biến chứng về thần kinh ngoại vi. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kèm theo bị biến chứng do bệnh đái tháo đường như nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm trùng ngoài da, lao phổi, biến chứng vào răng, vào mắt.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường là biến chứng bàn chân. Khi mà bệnh nhân mất cảm giác có thể giẫm vào dị vật mà không biết. Do đó một số trường hợp bệnh nhân thấy bàn chân có nhiễm trùng, chảy mủ và thối thì lúc đó mới biết. Và đối với thần kinh vận động, khi tổn thương thần kinh vận động thì làm liệt các cơ ở phần bàn chân, do đó gây biến dạng bàn chân, làm tăng áp lực một cách bất thường từ đó làm tăng nguy cơ gây loét. Đối với thần kinh tự động thì làm giảm tiết mồ hôi bàn chân do đó da khô, nứt nẻ, do đó dễ bị loét và dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào.
Vậy làm thế nào để nhận biết được những biểu hiện, triệu chứng của biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường thưa bác sĩ?
Bao gồm có tổn thương thần kinh ngoại vi. Ví dụ như bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác, có các biến dạng bàn chân, ngón chân quặp, ngón chân hình vuốt thú.
Thứ hai bệnh nhân có thể xơ vữa động mạch, đặc biệt những bệnh nhân có bệnh động mạch chi dưới gây tắc hẹp.
Thứ 3 là những bệnh nhân đã có tiền sử loét hoặc cắt cụt trước đây.
Thứ 4 những bệnh nhân khi khám bàn chân thấy các biến dạng trên lòng bàn chân.
Một số trường hợp thị lực giảm ở nam giới cũng là nguyên nhân gây loét bàn chân cao.
Theo bác sĩ thì để phòng bệnh biến chứng do đái tháo đường thì những biện pháp chủ yếu mà người dân cần làm đó là gì và trong đó thì để chăm sóc tốt loét bàn chân ở những bệnh nhân biến chứng đái tháo đường thì chúng ta phải thực hiện những quy trình nào?
Đối với biến chứng bàn chân thì phải chữa từ khi chưa có loét, phải dự phòng rồi. Nhưng khi đã có loét rồi, nếu loét nhẹ thì phải tới ngay cơ sở y tế chứ không chữa tại nhà phòng trường hợp loét đang từ nhẹ chuyển sang nặng.
Còn về phía bệnh nhân để phòng ngừa các biến chứng loét bàn chân thì cần tuân thủ lời hướng dẫn của các bác sĩ. Trước tiên là về kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu phải chặt chẽ. Bên cạnh đó có 10 lời khuyên dành cho bệnh nhân về chăm sóc bàn chân thì hàng ngày phải thực hiện các lời khuyên đó.
Nếu như trong trường hợp đã có loét chân rồi thì phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để các nhân viên y tế tư vấn, chăm sóc và tránh trường hợp tự chữa tại nhà vì loét từ nhẹ chuyển sang nặng rất nhanh chóng.
Đơn vị chia sẻ thông tin
- Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
- Hotline: 0916893886 - 0856905886
- Website: nhathuocthanthien.com.vn
- Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nhận tin mới qua Email
- Cập nhật tin tức hoàn toàn miễn phí qua Email
- Đảm bảo an toàn thông tin của bạn
- Nhận quà hàng tháng - Tri ân độc giả