Hắc mai biển - Sea Buckthorn - Argousier
Sea Buckthorn - Argousier
Hắc mai biển
Hippophae rhamnoides. L.
Elaeagnaceae
Đại cương :
Argousier (Hippophae rhamnoides L.) là một loài thực vật có gai có nguồn gốc ở những vùng ôn đới của Châu Âu và Á Châu ( trong khoảng 20 nước ). Nó cũng xuất hiện nhiều trong những vùng cận nhiệt đới Á Châu.
Cây sống ở những độ cao 1800 m trong những môi trường đá nhỏ, dọc dài theo những dòng suối.
Trong Pháp, phạm vi hiện tại của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được chia thành hai môi trường sống khác nhau đặc biệt về mặt địa lý và sinh thái :
- cồn cát ven biển như ở bờ bìển phía bắc và biển Manche,
- và miền núi như gặp trong dảy núi Alpes và thung lũng Rhône.
Nó trong tự nhiên và trồng hoặc gần như tự phát.
Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được du nhập vào Canada và Mỹ nhưng được đề nghị cho cuộc chiến chống lại sự soi mòn đất.
Đây là do những người nhập cư người nga du nhập Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides vào Mỹ vào đầu thế kỷ XXe siècle.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây bụi, đôi khi là cây nhỏ, từ 1 đến 3 m, loài thực vật lá rụng mùa đông, có gai, rậm, với những nhánh tỏa rộng, màu nâu đậm, lá nhiều và rậm rạp, những nhánh cứng, thường kết thúc bằng một gai, những nhánh non được bao phủ bởi những lông hình sao hoặc những vảy màu bạc.
Vỏ có vảy và thô. Rễ sống cộng sinh với những loài vi khuẩn actinomycètes. Sự liên hệ này cho phép cố định đạm azote trong không khí. Nó chuyễn đổi những thành phần hữu cơ và nguyên tố khoáng không tan trong nước, rất quan trọng cho đất.
Lá, rụng mùa đông, mọc cách, từ 3 – 6 cm dài, gần như không cuống 25-75 mm dài, dạng hình mũi dáo thẳng, hiện diện 1 gân lá duy nhất, màu xanh đậm ở trên màu bạc và những vảy lấm tấm màu đỏ ở mặt dưới.
Phát hoa, những phát hoa mọc ở nách lá, xuất hiện trước những lá trên những cành của năm trước, trong những chùm ngắn.
Hoa, rất nhỏ, màu xanh lá cây nhạt, chung quanh bên dưới của những nhánh non, hoa đơn phái biệt chu dioïque, tức hoa đực và hoa cái ở trên 2 gốc khác nhau :
- Phát hoa đực có từ 4 đến 6 hoa không cánh hoa, hoa đực trên những gié thòng bên ngắn, không cuống ở nách những vảy, đài hoa hình ống, với 2 thùy rất nhỏ, tiểu nhụy 4.
- những hoa cái cô độc, mọc ở nách lá, gần như không cuống, đài hoa hình ống, gồm chỉ 1 cánh hoa với 2 thùy rất nhỏ, 1 bầu noãn không hoặc 1 noãn, nuốm hình lưỡi.
Những gây đực phải trồng gần cây cái để Cây cái này thụ tinh và cho ra trái.
Trái, hình bầu dục hoặc tròn, khoảng 3-8 mm đường kính, màu cam, mỗi trái cân nặng khoảng 0,2 g đến 1 g. Ăn được.
Vỏ thân, nhánh, lá, hạt, trái, bột nạt của trái.
Thành phần hóa học và dược chất :
● Thành phần hóa học :
▪ Flavonols trong những lá, trái hoặc nước ép jus của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được ghi nhận do những hoạt động của chúng :
- chống oxy hóa antioxydante,
- và chống ung thư anti-carcinogène.
hầu hết được sản xuất :
- C-3 glucosides,
- rutinosides,
- và sophorosides.
▪ Flavon-3-ols được tìm thấy trong nước ép jus của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides bao gồm :
- (+) catéchine (và +/- gallocatéchine),
- và (-) épicatéchine.
▪ Những acides phénoliques hiện diện trong những lá, nước ép jus hoặc những tráicủa Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides gồm có :
- gallique,
- protecatechuic,
- p-coumarique,
- férulique,
- p-hydroxybenzoïque,
- và acide ellagique.
▪ Những caroténoïdes được tìm thấy trong tráicủa Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides có thể làm giảm nguy cơ của :
- sự thoái hóa điểm vàng maculaire liên quan đến tuổi,
và bao gồm :
- α-, β- và γ-carotène;
- lycopène;
- zéaxanthine;
- zéaxanthine dipalmitat;
- và palmitate β-cryptoxanthine.
Hoạt động chống oxy hkóa antioxydante mạnh hơn với trích xuất dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides do mức độ của caroténoïdes cao hơn.
▪ Những acides hữu cơ trong nước ép jus của Cây Hắc mai biển đã được xác định như :
- oxalique,
- citrique,
- tartrique,
- malique,
- quinique,
- và acide ascorbique.
Thành phần trong acides béo khác biệt giữa dầu hạt và những dầu của những bộ phận mềm của trái.
▪ Dầu của hạt Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides chứa :
- linoléique,
- α-linoléique,
- oléique,
- palmitique,
- stéarique,
- những acides vaccénique.
Tráichứa :
- những acides palmitoléique,
- palmitique,
- và oléique.
▪ Những thành phần sterols hiện diện từ 1% đến 2% trong dầu những hạt và từ 1% đến 3% trong những bộ phận mềm của trái như :
- sitostérol,
- isofucostérol,
- campsterol,
- stigmastanol,
- citrostadienol,
- avénastérol,
- cycloarténol,
- 24-méthylènecycloartanol,
- và obtusifoliol.
▪ Hơn 40 thành phần hợp chất dễ bay hơi ở trong tráivà những lá của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides.
Chưng cất hơi nước của những trái mang lại với :
- 8 esters aliphatiques,
- những alcools aliphatiques,
- 9 và 10 của những hydrocarbures aliphatiques.
▪ Những thành phần chủ yếu của những hương liệu dễ bay của trái là :
- dodécénoate d'éthyle,
- octanoate d'éthyle,
- décanol,
- décanoate d'éthyle,
- dodécanoate d'éthyle.
▪ Những tanine hippophae A và B đã được phân lập từ những lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides.
● Hóa chất thực vật Phytochimie :
Thành phần hoạt động sinh học khác bioactifstrong những quả mọng và những lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được quan tâm đặc biệt và nguyên liệu thực vật được dự báo cho những thành phần chọn lọc.
Hàm lượng của :
- caroténoïdes,
- tocophérols,
- tocotriénols,
- stérols,
- flavonoïdes,
- những chất béo lipides,
- acide ascorbique,
- và những tanins.
- những acides béo đa không bảo hòa thiết yếu polyinsaturés essentiels,
- và thành phần hoạt động sinh học khác bioactifs trong những quả mọng,
- và những polyphénols,
trong những lá được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu (Yang và Kallio, 2002; Zheng và al., 2009).
▪ Tocophérols và tocotriénolstrong những trái hoặc những hạt của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides, được gọi chung là vitamine E, có một hoạt động :
- chống oxy hóa antioxydante.
▪ α-tocophérol có hoạt động chống oxy hóa anti-oxydant cao nhất và nhiều tocophérol nhất, gồm khoảng từ 76% đến 89% của quả mọng.
● Trái
Quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides có một thành phần duy nhất, kết hợp một hỗn hợp của thành phần thường chỉ tìm thấy riêng biệt.
Những thành phần hoạt động sinh học thay đổi với : sự trưởng thành của những trái, kích cở chủa những trái, của những loài, những vùng địa lý, khí hậu, và những phương pháp ly trích (Zeb, 2004;. Leskinen và al, 2010).
▪ Những quả mọng là màu vàng cam của những trái màu đỏ là giàu nguồn của thành phần giá trị như là :
- những nhiều loại vitamines (C và E),
- những caroténoïdes (carotène, lycopène, lutéine và zéaxanthine),
- những flavonoïdes (quercétine, isorhamnetin, isorhamnetin-3-β-d-glucoside, isorhamnétine-3-β-D-glucosaminide, kaempférol, …v…v…).
- những acides hữu cơ, những acides aminés, những nguyên tố vi lượng micro-éléments và nguyên tố lượng lớn macro-éléments (Yang và Kallio, 2001;. Kallio và al, 2002).
▪ Nhiều thành phần hoạt động sinh học bioactifsđã được phân lập từ những quả mọngcủa Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides, như là :
- hippophae cérébrosides,
- acide oléanolique,
- acide ursolique,
- acide 19-alpha-hydroxyursolic,
- acide dulcioic,
- 5-hydroxyméthyl-2-furancarbox-aldéhyde,
- cirsiumaldehyde,
- acide octacosanoïque,
- acide palmitique,
- và 1 –O-hexadecanolenin (Zheng và cộng sự ., 2009).
▪ Isorhamnetin phân lập từ Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides, đã cho thấy một hoạt động chống oxy hóa antioxydantequan trọng trong nhiều thử nghiệm chống oxy hóa antioxydantes(Pengfei và al., 2009).
▪ Zéaxanthine và betacryptoxanthin esters đã được xác định bởi phân tích sắc ký chromatographique trong những quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides có thể được sử dụng như chất phụ gia thực phẩm, thành phần mỹ phẩm cosmétiques hoặc dinh dưởng nutraceutiques(Pintea và al., 2005; Andersson và al., 2009).
▪ Ngoài ra rất lớn đa dạng chống oxy hóa antioxydants, những quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides cũng giàu chất acides béo ( bảo hòa saturé 13,7% và 86,3% không bảo hòa insaturé) bao gồm :
- acide palmitique,
- acide oléique (acides béo oméga-9),
- acide palmitoléique (oméga-7),
- linoléique (oméga-6),
- và acide linolénique (oméga-3),
- và phytostérols.
▪ Sản phẩm được công nhận nhất của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides bao gồm dầu hạt, giàu bởi chất :
- acides béo thiết yếu (acides béo oméga-3 và 6),
- và dầu của bột nạtCây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides chứa những hàm lượng cao của của acides béo oméga-7 (Yang và Kallio, 2005).
▪ Dầu của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides là dầu duy nhất trong tự nhiên cung cấp một tĩ lệ 1: 1 của những acides béo oméga-3 : oméga-6 (acide linoléique và linolénique, tương ứng ).
▪ Sitostérol đã được xác định như một thành phần chánh của những phytostérolstrong dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides (Moersel và cộng sự ., 2005;. Sajfrtová và al, 2010).
▪ Carotenoidlipoprotein phức tạp giàu đã được ly trích của bột nạt của những quả mọng của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides và những nghiên cứu đã cho thấy rằng những caroténoïdes và những esters của acides béo là ổn định hơn trong siêu phân tử supra-moléculaires lipoprotéiques phức tạp, tồn trử trong những túi oleosomes nơi đây chức năng sinh lý physiologiques của chúng được lưu giữ tốt hơn (Socaciu, 1993; Pintea và al. , 2001; Socaciu và Noke, 2003).
▪ Trong phần lớn những nước phía Đông và Âu Châu, hàm lượng carotène hành động như chỉ số indicateurcủa phẩm chất qualité trong những dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides.
▪ Trích xuất dầu của những bột nạt pulpe và những hạt của trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides hấp thu ánh sáng của tia cực tím ultraviolette và thúc đẩy cho một làn da tốt khỏe peau saine và hành động như nguyên liệu thô matière première cho ngành công nghiệp dược phẩm pharmaceutique và mỹ phẩm cosmétique.
● Lá :
Lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides chứa những yếu tố dinh dưởng nutritifsvà những chất hoạt động sinh học bioactivesbao gồm những thành phần chủ yếu như :
- những flavonoïdes,
- caroténoïdes,
- stérols libres,
- và estérifiés,
- triterpénols,
- và isoprenols.
Lá, Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides cũng giàu nguồn chống oxy hóa antioxydants quan trọng, bao gồm :
- carotène,
- vitamine E,
- catéchines,
- acide ellagique,
- acide férulique,
- acide folique
và những giá trị quan trọng của :
- calcium Ca,
- magnésium Mg,
- và potassium K.
Những thành phần hợp chất polyphénoliques trong những lá được đại diện bởi :
- flavonols,
- leucoanthocyanidines,
- (-) épicatéchine,
- (+) gallocatéchine,
- (-) épigallocatéchine
- và acide gallique.
▪ Trong nghiên cứu của Shipulina và cộng sự (2005), phần đoạn tanin đã được phân lập từ láCây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides và những thành phần chủ yếu, nó là :
- gallo- hydrolysable,
và ellagiques-tanins của loại đơn phân monomère :
- strictinine,
- isostrictinin,
- casuarinin,
- casuarictin.
gần đây,
- những chất chống oxy hóa antioxydants,
- những hiệu quả bảo vệ tế bào cytoprotecteurs
- và kháng khuẩn anti-bactériennes
của những trích xuất nước và hydroalcooliques lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng những hệ thống khác nhau trong ống nghiệm in vitro và phân tích của những hợp chất đánh dấu bởi RP-HPLC.
Một số thành phần phénoliques hoạt động sinh học bioactifscủa nó, như là :
- quercétine-3-O-galactoside,
- quercétine-3-O-glucoside,
- kaempférol
- và isorhamnétine
đã được định lượng trong những trích xuất nước và hydroalcooliques lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides bởi RP-HPLC (Upadhyay và al., 2010).
● Dầu của argousier
Dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides có thể được sử dụng như một sản phẩm thực phẩm và như một dược phẩm pharmaceutique ( nó trở lại thời cổ đại Antiquité).
Người ta tìm thấy Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides trong Âu Châu trong những vùng núi, nó cũng có nhiều trong Tàu ( Himalaya ) nhưng cũng gặp trong Nga Russie, Canada và trong Mông cổ Mongolie.
▪ Nó hiện có 2 nguồn dầu trong những quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides :
- dầu từ hạt,
- và dầu của nạt bột pulpe của trái.
Nó cũng hiện có dầu của marc ( tên gọi của dầu lấy ra từ toàn bộ của trái và hạt của Cây Hắc mai biển pépins d'argousier).
▪ Nó hiện có nhiều phương pháp ly trích của dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides.
Nó có thể ly trích hoặc bởi ngâm macération, bởi áp xuất lạnh pression à froid, bởi ly tâm centrifugation hoặc bởi dùng áp xuất khí gaz.
▪ Những dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides (hiếm) chứa nhiều vitamine E (330,4 mg/100 g), vitamine A (378 mg/100 g) và Oméga 3.6.7 và 9.
▪ Dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được sử dụng để :
- hóa sẹo chữa lành vết thương cicatriser,
- và tái ngậm nước réhydrater da peau và những màng nhầy muqueuses.
Người ta cũng tìm thấy một bơ Cây Hắc mai biển được thực hiện từ dầu.
Đặc tính trị liệu :
▪ Những nhánh cành và những lá chứa 4-5% de tanin.
▪ Nó là :
- chất làm se thắt astringentes,
- và diệt giun sán vermifuge.
▪ Những nhánh và những lá mềm chứa những chất hoạt động sinh học bio-actives được sử dụng để sản xuất một dầu nó hoàn toàn khác biệt với những dầu sản xuất từ trái.
Những sản lượng khoảng 3% của dầu thu được.
▪ Dầu này được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ onguentđể chữa trị :
- những phỏng cháy brûlures.
▪ Một phẩm chất cao của dầu thuốc được chế tạo từ trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides và được sử dụng trong chữa trị :
- những rối loạn tim mạch troubles cardiaques,
Nó cũng được cho là đặc biệt có hiệu quả khi nó được sử dụng áp dụng trên da để :
- chữa lành những vết phỏng cháy brûlures,
- chóc lỡ, sang thấp eczéma,
- và những tổn thương do những bức xạ rayonnements,
và nó được dùng bên trong cơ thể trong chữa trị :
- dạ dày estomac,
- và những bệnh đường ruột maladies intestinales.
▪ Trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides là chất làm se thắt astringent và được sử dụng như :
- thuốc bổ tonique.
▪ Nước trái cây tươi jus được ép, sử dụng trong chữa trị :
- cảm lạnh rhumes,
- trạng thái sốt fébriles,
- kiệt sức épuisement, …v…v….
▪ Trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides là một nguồn rất giàu thành phần :
- vitamines,
- và nguyên tố khoáng minéraux,
trong đặc biệt :
- vitamines A, C và E,
- những flavonoïdes,
- và những thành phần hoạt động sinh học bio-actifs khác.
Nó cũng là một nguồn khá tốt của :
- acides béo thiết yếu,
đây là điều khá bất thường cho một trái cây.
Nó được nghiên cứu như một thực phẩm có khả năng :
- làm giảm tĩ lệ mắc bệnh ung thư cancer
và cũng như một phương tiện ngăn chận hoặc đão ngược của sự tăng trưởng của :
- những bệnh ung thư cancers.
Kinh nghiệm dân gian :
Thuật ngữ Hippophae dẫn từ tiếng latin «Hippo» có nghĩa là ngựa và «Phaos» có nghĩa là bóng sáng «briller».
▪ Trong Hy Lạp, lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides và những cánh nhánh được sử dụng để :
- nuôi những những động vật.
nó dẫn đến một sự tăng cân và một lớp áo bên ngoài sáng, trong đặc biệt ở những con ngựa.
Nó có một phong phú lịch sử của sự sử dụng trong chữa trị trong nhiều điều kiện y học.
▪ Nhiều hiệu quả dược lý pharmacologiques của nó đã được ghi nhận trong những dược điển như là Sibu Yidiancủa những đời nhà Đường Tang và Jing Zhu Ben Cao của đời nhà Thanh Qing.
▪ Nó được sử dụng như thảo dược ở Tây Tạng Tibet vào đầu năm 900 sau JC.
▪ Những tài liệu tham khảo của sự sử dụng y học của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã được tìm thấy trong những văn bản y học cổ đại Tạy tạng tibétains, bao gồm “ l'rgyud Bzi ” ( Những Bốn sách của Dược điển Pharmacopée) đề ngày của triều đại nhà Đường Tang (618-907 AD) (Rousi, 1971; Bernath và Foldesi , 1992).
▪ Trong nhiều thế kỷ, những dân tộc Trung Á và Nam Á đã sử dụng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides như một yếu tố của y học truyền thống để :
- phòng ngừa những bệnh khác nhau prévenir divers maux.
Nó được xem như là một trong những tài nguyên sinh học bio-ressource có giá trị quan trọng nhất, được sử dụng ở địa phương trong nhiều thế kỹ như :
- một nhiên liệt đốt combustible,
- thức ăn gia súc fourrage,
- gỗ nhỏ petit bois,
- thực phẩm nourriture,
- và y học médecine.
▪ Mỗi bộ phận của Cây như là những trái, những lá, cành nhánh, rễ, và vỏ của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được sử dụng trong truyền thống như một thuốc, thức ăn bổ sung, củi đốt và làm hàng rào.
▪ Những quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã được sử dụng như :
- một nguồn thuốc thảo dược,
- những thực phẩm cho sức khỏe,
- và chăm sóc da tự nhiên trong Âu Châu và trong Á châu.
▪ Trong Tây tạng tibétain và những thuốc y học truyền thống Mông cổ mongols, những quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã được sử dụng trong chữa trị :
- những long đờm expectorations,
- và ho toux,
- và cải thiện sự lưu thông máu circulation sanguine,
- và chức năng của hệ thống tiêu hóa système digestif.
▪ Trong vùng của Russie và Himalaya ấn độ indien, Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã được sử dụng để chữa trị :
- những bệnh của da maladies de la peau,
- bệnh vàng da jaunisse,
- suyễn asthme,
để chữa trị :
- những rối loạn đường tiêu hóa dạ dày ruột gastro-intestinaux,
- như thuốc nhuận trường laxatif
và để chữa trị :
- những bệnh thấp khớp rhumatismes(Singh, 2005).
▪ Trong Trung Á Asie centrale ( Pamirs của Tadjikistan và Afghanistan), những dân tộc địa phương đã sử dụng những quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides để chữa trị :
- huyết áp cao hypertension,
- hệ tiêu hóa système digestif,
-và những bệnh của da maladies de la peau.
▪ Trích xuất dầu của những quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được sử dụng để chữa trị :
- viêm dạ dày gastrite,
- những bệnh loét dạ dày ulcères d'estomac,
- bệnh sói mòn tử cung érosion de l'utérus
- và viêm inflammationcủa những cơ quan sinh dục organes génitaux.
▪ Trong Đức Allemagne, sự sử dụng của những Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã bắt đầu trở lại từ lâu, cho :
- sự phục hồi sinh thái réhabilitation écologique của những đất bị suy thoái.
trong đặc biệt cho :
- rừng trồng của những bãi rác công nghiệp,
- và những bãi rác khai thác quặng mõ than,
- và kiểm soát của sự sói mòn đất érosion des sols (Singh và Moersel, 2005).
Nghiên cứu :
● Hiệu quả trên những tổn thương gan lésions du foie :
Dữ liệu trên cơ thể động vật in vivo, dầu của hạt đã ức chế sự hình thành malondialdéhydecủa gan foie gây ra bởi CCl4, alcool éthylique, và acétaminophène ở chuột. Nó làm giảm nồng độ phân hóa tố pyruvique glutamique transaminases huyết thanh gây ra bởi CCl 4 và acétaminophène.
Ngoài ra, dầu hạt Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides ngăn chận sự suy giảm của glutathion trong những tổn thương gan hépatiques gây ra bởi acétaminophène.
Đặc tính bảo vệ gan hépatoprotective của dầu đã được chứng minh ở những chuột.
Những hiệu quả lâm sàng của dầu đã được thử nghiệm ở 48 bệnh nhân mắc bệnh xơ gan cirrhotiquescủa Child-Pugh lớp A và B được chữa trị với trích xuất Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides với 15 g bởi đường uống 3 lần trong ngày trong thời gian 6 tháng.
Những kết quả chánh bao gồm những đo lường của :
- cytokines (bất kỳ của một số chất, chẳng hạn như interferon, interleukin, và các yếu tố tăng trưởng, được tiết ra bởi các tế bào nhất định của hệ miễn dịch và có ảnh hưởng đến các tế bào khác ),
- và những thông số máu khác của bệnh xơ gan fibrose hépatique,
- và những thử nghiệm của chức năng gan hépatique( thí dụ như IL-6, TNFa, ALB, AST, ALT).
Những bệnh nhân chữa trị với trích xuất Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã giảm những mức độ huyết thanh của laminine, acide hyaluronique, tổng số acide biliaire và loại collagène III và IV.
Những kết quả này cho thấy rằng dầu của hạtCây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides có thể có lợi ích để ngăn ngừa và chữa trị những bệnh của gan.
● Hoạt động kháng siêu vi khuẩn antimicrobienne :
Những dữ liệu trong ống nghiệm in vitro của những thành phần hợp chất phénoliques của những quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã ức chế sự tăng trưởng của những vi khuẩn gram-âm-, nhưng không vi khuẩn gram-dương +.
Thành phần Myricetin ức chế sự phát triển của vi khuẩn acide lactique từ những vi sinh vật flore đường ruột con người.
Những trích xuất của hạt Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Bacillus cereus ( nồng độ tối thiểu của sự ức chế hoặc MIC 200 ppm), Bacillus coagulans (CMI 300 ppm), Bacillus subtilis (MIC 300 ppm), Listeria monocytogenes (MIC 300 ppm), và Yersinia enterocolitica (MIC 350 ppm).
Trích xuất éthanol của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã ức chế sự tăng trưởng của Helicobacter pylori với một MIC khoảng 60 mcg / mL.
● Hiệu quả trên sự kết tập tiểu cầu agrégation plaquettaire :
Trong những dữ liệu trong ống nghiệm in vitro và trên cơ thể động vật sống in vivo, tổng số của những flavones của trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã kéo dài thời gian sự bế tắc huyết khối thrombotiquetrong mô hình huyết khối động mạch đùi artère fémorale của chuột.
Trong cùng một nghiên cứu, tổng số những flavones đã ức chế sự kết tập tiểu cầu agrégation plaquettaire gây ra bởi chất collagène một cách phụ thuộc vào nồng độ, nhưng không có ảnh hưởng trên sự kết tập agrégation gây ra bởi acide arachidonique và adénosine diphosphate.
Cơ chế hành động vẫn còn mù mờ không rõ, nhưng nó có thể được gây ra bởi sự ức chế của sự tổng hợp của acide arachidonique bởi sự kích thích của những thụ thể collagène.
Trong dữ liệu lâm sàng, những hiệu quả của dầu quảmọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides trên tim mạch cardiovasculaire(CV) có nguy cơ mắc bệnh được nghiên cứu trong khoảng thời gian 4 tuần ở 12 người trong tình trạng sức khỏe tốt của mở máu bình thường normolipémiques trong một nghiên cứu ngẩu nhiên mù đôi chéo.
Những bệnh nhân được chữa trị với 10 viên nang 500 mg dầu quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides bởi đường uống cho tất cả mọi ngày.
Những bệnh nhân dùng dầu quả mọng Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides chỉ ra một sự giảm rõ rệt tĩ lệ kết tập agrégationthành phần adénosine-5-diphosphate gây ra bởi những tiểu cầu plaquettes (P <0,05) và sự kết tập tối đa agrégation maximale ( phần trăm kết tập agrégation ở 4 phút, P <0,01).
Những cơ chế của những hiệu quả này vẫn còn chưa rõ.
● Hiệu quả chống oxy hóa antioxydants :
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng hoạt động chống oxy hóa antioxydante của Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides.
Những trích xuất alcooliques của lá và những trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã ức chế chrome (VI) gây ra những gốc tự do radicaux libres, lập trình thự hủy apoptose và phần đoạn của acide désoxyribonucléique.
Một trích xuất hexane ức chế sự suy giảm của glutathion trong mô dạ dày tissu gastrique và ức chế những thiệt hại oxy hóa oxydatifs gây ra bởi chất nicotine trong những hồng cầu érythrocytes.
Sự bổ sung dầu làm gia tăng sự kích hoạt của phân hóa tố :
- glutathion peroxydase,
- superoxyde dismutase,
- glucose-6-phosphate déshydrogénase,
và mức độ của acide sialique của màng và nhóm sulfhydryle trong những hồng huyết cầu globules rouges.
Dầu cũng bảo vệ chống lại những tổn thương oxy hóa oxydatifs của dioxyde de soufre.
● Hoạt động bảo vệ gan hépatoprotecteur :
Gan foie thường bị ảnh hưởng bởi vô số những chất gây ô nhiễm và thuốc của môi trường, tất cả đều để một gánh nặng cho cơ quan trọng yếu này, có thể làm tổn thương và làm suy yếu gan foievà sau cùng dẫn đến một viêm gan hépatitehoặc một sơ gan cirrhose (Zimmerman và Ishak, 1994).
Hoạt động bảo vệ gan hepatoprotective của lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides và dầu hạt đã được đánh giá bằng cách sử dụng những tổn thương gan lésions hépatiques CCl4 gây ra ở những động vật (Geetha và al, 2008;.. Hsu và al, 2009), và những kết quả cho thấy rằng những 2 lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides: trích xuất alcoolique của lá và dầu của hạt cải thiện CCl4- gây ra tổn thương gan lésions hépatiques như một bằng chứng, những hai kết quả mô học histologiquesvà sinh hóa biochimiques.
Trong một nghiên cứu gần đây thực hiện bởi Maheshwari và al. (2011), một số nhất định của những thành phần hợp chất phénoliques của những lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides, như là acide gallique, myricétine, quercétine, kaempférol và isorhamnétine đã được xác định trong phần đoạn giàu chất phénol(FRP) bởi RP-HPLC.
Cho uống PRF với một liều từ 25-75 mg / kg của trọng lượng cơ thể, bảo vệ đáng kể từ CCl4 gây ra sự nâng cao trong những thành phần :
- aspartate aminotransférase,
- alanine aminotransférase,
- γ-glutamyl transpeptidase,
- và bilirubine trong huyết thanh
- tăng cường những chất chống oxy hóa antioxydants trong gan hépatiques.
Sự quan sát này cho thấy rằng FRP có một hoạt động chống oxy hóa antioxydante mạnh và bảo vệ chống lại CCl4 gây thiệt hại oxy hóa oxydatifs trong gan foie.
Tuy nhiên, những nghiên cứu hệ thống hơn trên những tổn thương mãn tính của gan foie nên được thực hiện cho sự phát triển của một sản phẩm hay một công thức.
Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides có thể là một thuốc hứa hẹn cho sự phòng ngừa và chữa trị bệnh xơ gan fibrose hépatique, nhưng những thử nghiệm lâm sàng khác được kiểm chứng tốt là cần thiết.
● Những hiệu quả kháng khuẫn anti-bactériennes và chống siêu vi khuẩn anti-virales :
Một điều tra hệ thống hóa học của những phần đoạn hoạt động của những láCây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides dẫn tới sự phát hiện của một thuốc hóa thực vật phytochimique mới Hiporamin, có một phạm vi hoạt động rộng chống siêu virus anti-virales và chống vi khuẩn anti-microbiens.
Hiporamin là một phần đoạn tinh khiết của phần đoạn polyphénol, chứa chất đơn phân monomères có thể thủy phân gallo-ellagiques-tanins ( tốt nhất của : strictinine, isostrictinin, casuarinin, casuarictin pédunculagine, stachyurin theo những quang phổ RMN). Điều này đã được tìm thấy sở hữu một hoạt động kháng virus anti-virus rất mạnh và một phạm vi hành động rộng chống lại những siêu vi khuẩn virus bệnh cúm grippe và bệnh ghẻ phỏng, mụn phỏng herpès(Shipulina và al., 2005).
Một hoạt động chống virus anti-virale của Hiporamin đối với virus bệnh cúm grippe đã được quan sát bởi những hiệu quả ức chế của nó trên phân hóa tố neuraminidase của virus.
Nó cũng cho thấy một hjiệu quả ức chế của một bệnh nhiễm trùng bởi VIH trong cấy nuôi tế bào culture cellulaire và hoạt động chống siêu vi khuẩn antimicrobienne.
Trích xuất của lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides cũng có một hoạt động chống sốt xuất huyết anti-dengue đáng kể khi đã được đánh giá trong virus của sốt xuất huyết loại 2 nhiễm trùng bởi những đại thực bào của người macrophages humains dẫn xuất từ máu với một sự giảm và một sự gia tăng của IFN-γ và TNF-α, tương ứng (Jain, 2008 và coll.).
Trong một nghiên cứu khác, trích xuất nước và hydroalcooliques của những láCây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides cho thấy một hiệu quả ức chế tăng trưởng chống lại những vi khuẩn Bacillus cereus, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus faecalis (Upadhyay và al., 2010).
● Tính an toàn và nghiên cứu độc tính :
Trích xuất của trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides có một vai trò bảo vệ đáng kể chống lại những vết thương oxy hóa gây ra bởi chất arsenic.
Tuy nhiên nó không có khả năng loại bỏ arsenic của những nơi liên kết, điều này cho thấy rằng trích xuất thảo dược có thể là cộng-quản lý co-administrévới một yếu tố chélateur ( một chất hóa học hình thành với những ion song phương có 3 hóa trị dương tính + đặc biệt những kim loại nặng ….) có hiệu quả được biết đang chữa trị arsenic để đạt được hiệu quả tối ưu của điều trị chélation (Gupta và Flora, 2006) .
▪ Trong một nghiên cứu khác, Ruan và al. (2003) đã báo cáo những hiệu quả bảo vệ của dầu hạt Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides chống lại tổn thương gây ra bởi dioxyde của lưu huỳnh soufre hít vào.
Quản lý dùng của trích xuất Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides cũng bảo vệ đáng kể chống lại gây chết létalitécủa moutard lưu huỳnh ypérite au soufrebằng cách giảm những thiệt hại gây ra bởi moutard lưu huỳnh ypérite au soufre (Vijayaraghavan và coll., 2006).
Những nghiên cứu độc tính toxicité ở động vật đã được thực hiện bằng cách sử dụng những công thức và những trích xuất với cơ sở Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides
Tất cả những thông số sinh hóa biochimiques liên quan với quá trình chuyển hóa chất biến dưởng năng lượng métabolisme énergétique, chức năng gan hépatiquevà chức năng thận rénale và những thông số huyết học hématologiques vẫn còn nằm trong những giới hạn bình thường (30 ngày ) quản lý dùng cấp tính aiguë hoặc bán cấp tính subaiguë của trích xuất nước lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides.
Trong những nghiên cứu bán cấp tính sous-aiguës độc tính của 10 và 20 lần liều hiệu quả tối đa, quản lý dùng trong thời gian 14 ngày, tăng trọng lượng cơ thể và những thông số sinh hóa biochimiquesliên quan với độc tính toxicité của bilirubine cụ thể là huyết thanh sérum, créatinine, là không thay đổi và so sánh với những kiểm soát (Saggu và al., 2007 ).
▪ Không có phản ứng phụ nào của trích xuất nước của lá Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được quan sát với một liều 100 mg / kg / ngày, của trọng lượng cơ thể ở những chuột, dùng trong 90 ngày (Tulsawani, 2010).
Hiệu quả xấu và rủi ro :
● Độc chất học Toxicologie
▪ Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã được sử dụng như một thực phẩm trong Châu Á và Châu Âu.
▪ Những nghiên cứu độc tính toxicologiques ở động vật cho thấy dầu của hạt và dầu ly trích từ những bộ phận mềm của trái là an toàn.
▪ Độc tính cấp tính toxicité aiguë và mãn tính chronique của máu sang, gan foie và tim cœur cũng như gây đột biến mutagène và gây quái thai tératogène của những dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã được nghiên cứu.
● Mang thai và cho con bú Grossesse / Allaitement :
▪ Không có dữ liệu lâm sàng trên sự an toàn trong thời gian mang thai và cho con bú .
▪ Tương tác Interactions
- Cyclophosphamide và Farmorubicin.
Dầu Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides làm giảm hành động di truyền tế bào cytogénétique của cyclophosphamide và Farmorubicin.
- Cisplatin
Nước ép jus Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides làm giảm những hiệu quả nhiễm độc làm biến đổi cấu trúc di truyền génotoxiques của cisplatine trên tủy xương moelle osseuse và những tế bào của tinh trùng sperme ở những chuột với một liều 1,2 mg / kg.
Ứng dụng :
● Liều dùng :
▪ Những liều của dầu hạt Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được cho uống trong những thử nghiệm lâm sàng thay đổi từ 5 đến 45 g / ngày, trong thời gian từ 4 đến 6 tháng
▪ Nước ép jus Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides được quản lý cho uống với những dung tích của 300 ml / ngày, trong thời gian 8 tuần.
● Ứng dụng y học :
▪ Một nước nấu sắc décoction của trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides đã được sử dụng như một nước lau rửa để chữa trị :
- sự kích ứng ngứa da irritation de la peau,
- và phát chẩn, phun mủ éruptions.
▪ Ngoài ra, những người sử dụng ngâm trong nước đun sôi infusion của những quả mọng sấy khô cho :
- những bệnh của da maladies de la peau (Li và Wang, 1998; Li, 1999).
▪ Nước ép jus cũng là một thành phần của nhiều thuốc giàu bởi chất :
- vitamines,
và chế phẩm mỹ phẩm cosmétiques như là :
- kem thoa mặt visage crèmes,
- và kem đánh răng pâtes dentifrices.
● Ứng dụng khác :
▪ Rất thích hợp của sự tiếp xúc vùng duyên hải, nó có thể sử dụng như bao phủ bóng mát. Nó không thích cắt tỉa nhiều.
▪ Một cây nhiều gai, nó nhanh chóng tạo ra những rào cản sự xâm nhập.
▪ Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides có một hệ thống rễ sâu rộng và mút hút mạnh và do đó được sử dụng trong những hệ thống bảo tồn đất và đặc biệt trên những vùng đất cát.
▪ Những hệ thống rễ xơ và mút hút, hành động để ràng buộc những cát.
▪ Bởi vì Cây mọc rất nhanh, thậm chí trong những điều kiện rất tiếp xúc và nó cũng thêm những chất đạm azote trong đất, nó có thể được sử dụng như một loài đi tiên phong để giúp tái tạo những khu rừng trong những vùng khó khăn.
▪ Bởi vì, nó đòi hỏi rất nhiều ánh sáng, nó cuối cùng phải rời bỏ cuộc đua bởi những rừng cây và như vậy nó ra khỏi nơi đã tiếp nhận nó.
▪ Những hạt chứa 12 - 13% của một dầu chậm khô.
▪ Nước ép jus của trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides giàu những vitamines được sử dụng trong mỹ phẩm trong thực hiện làm mặt nạ mặt face-masques …v…v..
▪ Một chất nhuộm màu vàng thu được từ những trái.
▪ Một màu nhuộm màu vàng thu được từ những thân, những rễ và những lá .
▪ Một màu nhuộm nâu-đen nhạt thu được từ những lá non và những chồi Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides.
▪ Gỗ cứng, và rất bền, vời hạt gỗ mịn. Được sử dụng trong ngành mộc mỹ nghệ…..
▪ Gỗ cũng được sử dụng để làm nhiên liệu đốt và làm than.
Thực phẩm và biến chế :
▪ Bộ phận ăn được : Trái, dầu .
▪ Trái, dùng sống hoặc chín. Rất giàu vitamine C (120mg cho 100g).
và vitamine A, nó quá nhiều acide khi nó còn sống, dành cho những người có khẩu vị chua, mặc dù phần lớn trẻ em hình như thích thưởng thức chúng.
▪ Sử dụng để pha chế những nước ép trái cây, nó rất giàu vitamine và có một hương vị hấp dẫn. Nó càng lúc càng được sử dụng trong pha chế nước ép trái cây, trong đặc biệt khi nó được pha trộn với nước ép trái cây khác, do những lợi ích nổi tiếng cho sức khỏe.
▪ Những trái của một số loài và Cây trồng ( không đặc biệt ) có chứa đến 9,2% dầu.
▪ Những trái mọc tự do dọc theo những thân,và khoảng từ 6 đến 8 mm đường kính. Trái Cây Hắc mai biển Hippophae rhamnoides trở nên ít acide ( chua ) sau khi được đông đá hoặc nếu nấu chín.
▪ Trái chín vào cuối tháng 9 và thường được treo suốt mùa đông trên cây nếu không bị chim ăn.
▪ Nó thường được sử dụng tốt nhất trước khi bị đông giá từ hương vị và phẩm chất của những quả mọng sẽ thoái hóa nhanh chóng.
▪ Những trái acide, và làm se thắt, ăn được dưới dạng mứt kẹo, thạch, trái cây xay nấu nước đường compote, thạch hoặc kem nước đá sorbet.
▪ Trong Sibérie và Á châu, những trái được ăn với sữa và fromage.
▪ Nó phục vụ truyền thống như một gia vị ở Himalayavà những nước Bắc Âu nơi đây chứng được sử dụng trong nước mắm.
Đơn vị chia sẻ thông tin
- Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
- Hotline: 0916893886 - 0856905886
- Website: nhathuocthanthien.com.vn
- Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nhận tin mới qua Email
- Cập nhật tin tức hoàn toàn miễn phí qua Email
- Đảm bảo an toàn thông tin của bạn
- Nhận quà hàng tháng - Tri ân độc giả