Sâm Cau: 9 điều cực kỳ quan trọng!

Cây sâm cau trưởng thành cao từ 50-100cm, lá có hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau với phiến thon hẹp, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song, dài 30-50cm, rộng từ 2-4cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu đỏ thẫm, bên trong màu vàng ngà và khi phơi có mùi thơm ngậy. Và đây cũng là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc.

Cây sâm cau là gì?


Cây sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn. thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae). Sâm cau là cây thân cỏ, mọc hoang ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên ở nước ta. Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường sử dụng thân rễ sâm cau để điều trị các bệnh liệt dương, đau lưng, viêm khớp, viêm thận, vàng da, vô sinh. Mặc dù đã được sử dụng từ lâu trong dân gian nhưng cho đến nay các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây sâm cau ở Việt Nam vẫn còn rất ít. Do đó, để có thêm cơ sở khoa học cho việc sử dụng sâm cau trong y học, tiến hành nghiên cứu, chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất từ loài này. Bài báo trình bày kết quả phân lập và xác định ba hợp chất phenolic glycosid từ thân rễ của cây sâm cau C. orchioides thu hái ở hai tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc và Kon Tum).
Sâm cau đỏ nhìn rất giống với cây Bồng Bồng

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất và phân lập các hợp chất.

- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được
Kết luận: Ba hợp chất được phân lập từ cắn phân đoạn ethyl acetat thân rễ của cây sâm cau (Curculigo orchioides) thu hái tại hai Tây Nguyên. Dựa vào các dữ kiện phổ và so sánh với những tài liệu đã công bố, các hợp chất này được xác định là các phenolic glycosid, gồmorcinolglucosid (1),orcinol-1-O-(6′-O-acetyl)-α-D-glucopyranosid (2), curculigoside(3). Hợp chất số 2là hợp chất mới phân lập được từ tự nhiên.

Tác dụng sâm cau


Tác dụng của rượu ngâm sâm cau được biết đến với công dụng ông uống bà khen tác dụng bổ thận dương, cố tinh và tăng thời gian cương cứng giúp quý ông tăng ham muốn và thời gian xung trận.

Sâm cau thường được dùng chữa: nam giới tinh lạnh, liệt dương; phụ nữ đái đục, bạch đới, người già đái són lạnh dạ; thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn. Ngày dùng 6-12g phối hợp với các vị khác dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Ở Ấn Độ, người ta xem cây này có tính chất nhầy dịu, lợi tiểu, bổ, kích dục, được dùng chữa trĩ, vàng da, hen suyễn, ỉa chảy, lậu.
Củ sâm cau
Tuy nhiên khi dùng rượu cần lưu ý không nên dùng quá 30 ml ngày và không nên dùng liên tục. Rượu sâm cau thì bổ nhưng có tác hại và một số lưu ý khi sử dụng để tăng hiệu quả dùng.

Tính vị


Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.

Công dụng


Thường dùng chữa cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh đau, phong thấp, vận động khó khăn, suy nhược thần kin

Giải độc sâm cau bằng nước vo gạo


Vì sao phải ngâm nước vo gạo là bởi: Trong sâm cau có độc tố tuy không nhiều nhưng nếu không biết cách bào chế + với sử dụng lâu ngày sẽ gây ra một số triệu chứng như chóng mặt ù tai. Do đó trước khi ngâm chúng ta cần ngâm với nước vo gạo hoặc nước thường đều được

Tại sao phải ngâm nước vo gạo vì trong nước vo gạo sẽ làm giảm lượng độc tố có trong sâm cau đỏ.
Người dân đi nhổ sâm cau bán
Nhiều nhà khoa học đã đem sâm cau đi nghiên cứu và cùng nhau đưa ra kết luận rằng sâm cau đỏ có 0,1% lượng độc tố nhỏ ảnh hưởng tới cơ thể nếu không biết chế biến.

- Ngâm qua nước vo gạo nhiều lần mỗi lần 2-3 h
- Ngâm qua nước lã thường ngâm nhiều lần khi nào nước trong không có vẩn đục
- Cửu chưng cửu sái tức là đồ hay hấp rồi phơi khô làm đi làm lại 9 lần rồi vùi vào trong đường cát để bảo quản đây là cách làm hay nhưng rất tốn công sức

Tính độc của sâm cau


Sâm cau là vị thuốc có độc. Thí nghiệm cho chuột nhắt dùng rượu ngâm sâm cau, với liều 15g/kg, chuột đã chết trong vòng 7 ngày. Vì vậy, cần chú ý không dùng quá liều, dùng liều quá cao rất dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo, bí tiểu tiện.

Sâm cau nào không có độc?


Sâm cau hoàn toàn có thể sử dụng được

+ Đối với sâm cau tươi trước khi sử dụng bạn phải ngâm nước vo gạo
+ Đối với sâm cau khô bạn chỉ cần rửa sạch rồi đem đi phơi là hết độc tố( Không cần ngâm nước vo gạo )

Đối tượng không nên dùng


Sâm cau là vị thuốc có độc, vì vậy cần chú ý không dùng quá liều dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo bí tiện.

Để làm giảm ngộ độc, trước khi dùng cần ngâm nước vo gạo hoặc nước lã, thay nước nhiều lần cho đến khi nước trong, thì vớt ra đem phơi hoặc ngâm rượu.

Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, không thay thế thuốc chữa bệnh.
Rễ sâm cau được người dân nhổ về
Sâm cau là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người "âm hư hỏa vượng" không nên sử dụng.

Người "âm hư hỏa vượng" thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh).
Lưu ý:  Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không dùng.

Cách ngâm rượu sâm cau


Củ sau khi được ngâm qua nước vo gạo thì đem  lát mỏng là cách ngâm rượu là tốt sẽ dễ ngấm rượu và nhanh được sử dụng hơn đồng thời các tinh chất quý  trong củ sẽ nhanh chóng chiết xuất ra rượu.

- Thái lát mỏng từng miếng gần 1cm.
- Tiến hành sao vàng nhỏ lửa khoảng 10 phút sau đó để nguội hoặc hạ thổ
- Ngâm cùng 5-7 lít rượu ngon 40 – 45 độ
- Sau 100 ngày là dùng được.

Cách ngâm rượu cùng sâm cau


Bài 1: Ngâm phối hợp với bìm bịp và tắc kè

Thành phần:

Bìm bịp 1 con
Tắc kè núi 2 – 3 con làm sạch
Sâm cau rừng 50g
Ngâm cùng 1.500ml rượu nếp quê
Ngâm rượu trong 100 ngày là được. Để càng lâu càng tốt.

Ngày dùng 2 – 3 lần mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml dùng trước khi ăn cơm và tối trước khi đi ngủ.

Có công hiệu bổ thận tráng dương

Bài 2: Phối hợp với ba kích, dâm dương hoắc….

Chữa tăng huyết áp (tiền mãn kinh)- mạnh gân cốt và bổ dương bài này còn goi là “Nhị tiên thang” 

Thành phần của 1 thang:

Sâm cau 12g
Củ ba kích tím 12g
Lá dâm dương hoắc khô 12g
tri mẫu 12g
hoàng bá 12g
đương quy 12g
Dùng dạng Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần hoặc ngâm rượu với 1 lít rượu ngày uống 120 ml chia làm 2 lần uống trước các bữa ăn.

Bài thuốc từ sâm cau


1. Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh: Sâm cau 6g, Thục địa, Ba kích, Phá cố chỉ, Hồ đào nhục mỗi vị 8g, Hồi hương 4g sắc uống.
Vườn sâm cau của người Ca Dong
2. Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược: Sâm cau 50g ngâm trong 150ml rượu trắng trong vòng 7 ngày, dùng uống hằng ngày trước 2 bữa ăn chính.

Lưu ý: Chọn loại rượu ngon không có cồn rượu khoảng 30oC, không ngâm trong bình nhựa hoặc bình sứ có vòi nhựa

Chế biến món ăn


Thịt gà nấu sâm cau:

Nguyên liệu: thịt gà 250g, sâm cau 15g, dâm dương hoắc 15g. Gia vị các loại.

Cách làm: thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.

Tác dụng: bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.

Bạn có biết, dâm dương hoắc, bắc khởi tửrễ cau treo còn có tác dụng cường dương mạnh hơn bất kỳ loại nào không?

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nhận tin mới qua Email

  • Cập nhật tin tức hoàn toàn miễn phí qua Email
  • Đảm bảo an toàn thông tin của bạn
  • Nhận quà hàng tháng - Tri ân độc giả

Bài viết liên quan